Thứ bảy, ngày 9/8/2014
Liên kết website :
Hỗ trợ trực tuyến
Số người truy cập: 129420
Đang online: 4
Chi tiết tin tức

[Đăng ngày: 03-04-2014]

Buồn và lo vì sự lười đọc.

Chưa có ai làm điều tra nghiêm túc, nhưng có thể nói một cách chắc chắn rằng: Người Việt Nam hiện nay lười đọc hơn so với trước đây vài ba chục năm. Chứng minh điều này không khó.

GS Nguyễn Như Ý thời còn làm Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục từng nói: “Không hiểu sao bây giờ nhà trường cung cấp cho xã hội những con người lười đọc vô cùng!?”. Một người bạn tôi có hai người con cũng kêu: “Các con tôi chẳng chịu đọc sách gì cả!”. Còn chính con trai tôi thú nhận chưa bao giờ đọc tiểu thuyết cả, mặc dù cháu đã 24 tuổi, đã từng du học ở Nga, Anh, Mỹ.

Giới trẻ bây giờ ngồi bên máy tính rất nhiều, nhưng họ chơi games, xem tranh ảnh, chat là chính chứ ít đọc. Nếu có đọc thì họ cũng chỉ đọc lướt để lấy, biết thông tin chứ không đọc một cách chăm chú.

Giới quan chức, công chức có lẽ đọc còn ít hơn. Một đồng nghiệp lớn tuổi của tôi “tự hào” tuyên bố: Cả đời chưa đọc một quyển sách văn học nào. Không chỉ sách văn học, mà các công văn, chỉ thị, nghị quyết... giới công chức của ta nhiều người cũng chỉ xem lấy lệ. Thông tin họ có được chủ yếu là do nghe, nhìn. Mà nghe, nhìn thì không thể hiểu sâu, nhớ lâu như đọc được. Ông Trương Đình Tuyển là người rất có kinh nghiệm trong việc nhận biết ai đọc, còn ai chỉ xem và nghe. Thời làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, ông đã nói thẳng với nhiều Tỉnh ủy viên: “Anh chưa đọc tài liệu này, về đọc kỹ đi rồi hãy phát biểu!”.

Để buộc mọi người quay lại với niềm đam mê đọc sách thật khó, nhưng mỗi người cần phải làm một điều gì đó để con người, nhất là lớp trẻ chăm đọc sách hơn.