Thứ bảy, ngày 9/8/2014
Liên kết website :
Hỗ trợ trực tuyến
Số người truy cập: 129420
Đang online: 4
Chi tiết tin tức

[Đăng ngày: 16-10-2014]

Quan điểm đường lối của Đảng về Thư viện

1. “…Về văn hoá, cần tiếp tục đấu tranh chống những tàn tích lạc hậu của văn hoá cũ, có kế hoạch đẩy mạnh xây dựng nền văn hoá mới, làm cho đời sống văn hoá của miền Bắc ngày càng lành mạnh và có nội dung phong phú… 

Về công tác thư viện, cần mở rộng các thư viện hiện có, xây dựng thêm một số thư viện ở các khu công nhân, các thị xã và mở rộng phong trào quần chúng đọc sách báo…” 

(Trích Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (tháng 9 năm 1960). Phần nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân (1961-1965). Do đồng chí Nguyễn Duy Trinh - H. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 1960, Tr.70)
2. “…Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng của công tác xuất bản sách, báo, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh và chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thể dục, thể thao. Các ngành, các cấp và các đoàn thể phải thực sự tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng các đội văn nghệ nghiệp dư làm hạt nhân cho phong trào. Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân sẽ xây dựng những trung tâm văn hoá ở các tỉnh, thành phố, huyện và các cơ sở văn hoá nông thôn, với thư viện, nhà văn hoá, câu lạc bộ…làm cho việc đọc sách, báo, nghe đài, xem phim, sinh hoạt - văn nghệ trở thành nếp sống hằng ngày ở khắp mọi nơi, kể cả những miền xa xôi hẻo lánh…”
( Trích báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV - Tháng 12-1976, do đồng chí Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Chính phủ trình bày. Phần phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980).
Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980). -H.: Sự thật, 1977.-Tr. 70-71).
3. “…Việc thực hiện những Nghị quyết của Đại hội lần thứ 4 của Đảng về mặt này thu được một số kết quả khá tốt. “ Văn hoá” thực dân mới ở miền Nam bị xoá bỏ về cơ bản, văn hoá cách mạng trong kháng chiến càng phát triển mạnh mẽ sau ngày giải phóng. Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, những hoạt động triển lãm, thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, vv…tiếp tục được mở rộng, một nét mới ở nông thôn là sự hình thành từng bước mạng lưới văn hoá ở một số huyện song song với việc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật của văn hoá…”
(Trích báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V - Tháng 3 năm 1982. Phần 3: Những nhiệm vụ văn hoá, xã hội . Báo Nhân dân - ngày 28 tháng 3 năm 1982.-tr.6)
4.“…Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá quần chúng thành nề nếp, nhất là trong thanh niên, khắc phục bệnh phô trương, hình thức. Xây dựng và sử dụng các hệ thống thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, viện bảo tàng, nhà truyền thống từ trung ương đến cơ sở, ở các ngành và các địa phương. Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh, và công tác phát hành sách báo, phim ảnh. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin, đưa đến tận các đơn vị cơ sở và những giá trị văn hoá, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, những kiến thức phổ thông và hiện đại về khoa học, kinh tế. Đưa văn hoá, văn nghệ đến vùng rừng núi và nông thôn hẻo lánh. Coi trọng nghệ thuật kiến trúc vừa dân tộc, vừa hiện đại, giản dị trong việc xây dựng các công trình văn hoá cũng như dân dụng, các khu vực dân cư…”
( Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Phần: Những phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế, xã hội do đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư trình bày ngày 15-12-1986. // Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. - H.: Sự thật, 1987.-tr.91-91).
5.“ …Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đưa văn hoá văn nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi, hẻo lánh, quan tâm các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi khác nhau. Xây dựng và củng cố các nhà văn hoá, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng, công viên văn hoá…nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hoá quần chúng. Đưa việc xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hoá mới thành công việc của toàn xã hội, tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc khoa học và căn cứ thực tiễn, được nghiên cứu và tổng kết chu đáo…”
(Trích Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 28-11-1987 của Bộ chính trị: Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới. // Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá văn nghệ: Từ Đại hội VI đến Đại hội VII. -H.: Sự thật, 1993. - tr.18 - 19).
6.“…Tuy nhiên, công tác báo chí, xuất bản còn nhiều khuyết điểm”

- Việc phát hành và sử dụng sách báo chưa được tổ chức tốt, chưa được chú trọng phát hành sách báo ở vùng nông thôn và nơi xa xôi hẻo lánh…Nhiều phòng đọc sách, thư viện thiếu kinh phí để mua sách báo…
Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, xem xét tình hình nói trên, Ban Bí thư có một số ý kiến chỉ đạo sau đây:
Sách báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…”
(Trích Chỉ thị 63-CT/TW ngày 25-7-1990 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản. // Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá văn nghệ: Từ Đại hội VI đến Đại hội VII.-H: Sự thật, 1993.-tr.34-36)
7.“…Để sách báo được phổ biến rộng rãi, kịp thời đến mọi người, cần củng cố và phát triển hệ thống Đảng, Nhà nước và các đoàn thể…”
(Trích bài phát biểu của Đồng chí Đỗ Mười - Tổng bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Báo chí, xuất bản toàn quốc (ngày 22-1-1992). //Báo Nhân dân, ngày 24 tháng 1 năm 1992. -tr.3)
8.“…Khôi phục và phát triển hệ thống thư viện từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng Thư viện Quốc gia có tầm cỡ, đáp ứng được yêu cầu phát triển trí tuệ của nhân dân, yêu cầu nghiên cứu khoa học và văn hoá, văn nghệ…”
(Trích nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII): (Tháng 2-1992) về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt. //Báo Nhân dân, ngày 15 tháng 2 năm 1993. - Tr.3).
9.“…Khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống thư viện, trước hết ở các huyện, quận và các cơ quan, trường học…”
(Trích Chỉ thị 08-CT/TW, ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản. // Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá văn nghệ: Từ Đại hội VI đến Đại hội VII. - H.: Sự thật, 1993. - tr.65.
“ Phổ biến rộng rãi những tác phẩm, công trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như phát thanh, truyền hình, sách báo, thư viện…bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá, nghệ thuật của nhân loại…”
(Trích bài phát biểu của Đồng chí Đỗ Mười - Tổng bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam về: “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, tháng 1 năm 1993, trang 1- 3.

 
Hồ Đắc Thái Hoàng (Theo Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc)