Thứ bảy, ngày 9/8/2014
Liên kết website :
Hỗ trợ trực tuyến
Số người truy cập: 129420
Đang online: 4
Chi tiết tin tức

[Đăng ngày: 23-09-2014]

THƯ VIỆN ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG & PHÁT TRIỂN

Các thư viện trên thế giới nói chung được chia làm 4 loại hình thư viện cơ bản: Thư viện Công cộng, Thư viện  Đại học, Thư viện Trường học, và Thư viện Chuyên ngành. Các loại hình thư viện khác nhau phục vụ các đối tượng độc giả chủ yếu khác nhau. Chúng ta không thể nói loại hình thư viện nào có vai trò quan trọng hơn nhưng chỉ biết rằng vai trò của Thư viện Đại học (Academic library) là rất lớn. Thư viện đại học là một bộ phận không thể thiếu của trường đại học, nơi đào tạo những trí thức, những nhà khoa học tương lai cho xã hội. Thư viện là nơi nắm giữ và cung cấp nguồn tài nguyên trí tuệ phục vụ các nhà nghiên cứu, các học giả, các cán bộ giảng dạy và sinh viên của trường đại học.
Nhưng cho đến nay, ở nước ta thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng vẫn chưa thực sự được coi là quan trọng. Vì những lý do khách quan và cả chủ quan, thư viện đại học chưa phát triển đúng tầm vóc của mình.
Nhìn qua hiện trạng thư viện các trường thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM (ĐHQG-HCM), nơi tập trung các trường đại học lớn có truyền thống và uy tín ở phía Nam:
Các thư viện trong trường đại học:
Ở mỗi trường, ngoài thư viện chính của trường còn có các thư viện khoa, trung tâm TTTL. Hầu hết các thư viện khoa, trung tâm hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ trao đổi thông tin với nhau cũng như với thư viện trường. Số độc giả đăng ký sử dụng thư viện tại các thư viện trường trong ĐHQG-HCM có được 47.000 người.
Về kho tài liệu của các Thư viện:
Theo thống kê tính đến ngày 30/9/1999, kho tài liệu của các thư viện trường/ viện trong ĐHQG-HCM có tất cả 404.510 bản sách. Số tựa sách còn ít hơn nữa và chắc chắn là trùng lắp nhiều giữa các thư viện. Đối với kho tài liệu ở các dạng khác như CD-ROM, microfilm, microfiche, băng từ thì con số thống kê hết sức khiêm tốn:
CD-ROM: 190 tựa (ở cả 9 thư viện)
Băng từ: 125 tựa (cho cả 9 thư viện)
Microfiche: 1 tựa (chỉ 1 thư viện có)
Tạp chí chuyên ngành là nguồn tài liệu rất quan trọng đối với các thư viện đại học và nghiên cứu thì hiện có rất ít ở các thư viện đại học của chúng ta. Ngoài khó khăn lớn nhất là kinh phí, thì các thủ tục đặt mua, thanh toán trong việc bổ sung tạp chí chuyên ngành gây trở ngại không ít cho các thư viện. Do chưa có sự liên thông giữa các thư viện trong ĐHQG-HCM, nên việc đặt mua tạp chí chuyên ngành và các loại tạp chí khác giữa các thư viện còn nhiều trùng lắp tốn kém kinh phí. Về vấn đề này, có những ý kiến nêu lên trong các buổi hội thảo của Câu lạc bộ Thư viện cho rằng nên tập trung
các yêu cầu về tạp chí chuyên ngành của mỗi thư viện phù hợp với ngành nhà trường đào tạo đề nghị ĐHQG-HCM đặt mua và giao về cho từng thư viện trường.
Về đội ngũ cán bộ thư viện hiện đang công tác tại các thư viện trong ĐHQG-HCM:
Số cán bộ thư viện có trình độ trên đại học (chuyên ngành thư viện) là: 2 người/ tổng số 94 cán bộ.
Số cán bộ thư viện có trình độ đại học (chuyên ngành thư viện) là: 32/94
Số cán bộ thư viện có trình độ trên đại học (thuộc các chuyên ngành khác) là: 2/94
Số cán bộ thư viện có trình độ đại học (thuộc các chuyên ngành khác) là: 23/94
Số còn lại (cao đẳng, trung cấp, PTTH.) là: 35/94.
Trình độ chuyên môn của các cán bộ thư viện chúng ta nếu so sánh với các nước trên thế giới và trong khu vực thì rất thấp. Mặc dù cũng có những người trình độ trên đại học, nhưng con số quá ít ỏi. Ngoài ra, các kiến thức
về tin học và ngoại ngữ cũng như các kỹ năng khai thác và cung cấp thông tin chưa đủ đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin thời đại hiện nay.
Về trang thiết bị thư viện:
Máy tính: 98 máy ở 9 thư viện (Thư viện có ít nhất: 1 máy và nhiều nhất là: 26 máy). Trong đó, số máy tính để độc giả tra cứu chỉ khoảng 1/2. So với tổng số độc giả đăng ký sử dụng thư viện thì con số này quá ít ỏi.
Máy in: 17 (thấp nhất: 0, cao nhất: 4)
Máy photocopy: 9 (2 thư viện không có máy photocopy và 2 thư viện có 2 máy, các thư viện còn lại có 1máy)
Máy quét: 1
Over head: 2
TV và đầu Video: 2
Nhìn vào thực trạng trang thiết bị và kho tài liệu của các thư viện, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn các thư viện chỉ phục vụ tài liệu dưới dạng truyền thống, chưa thể phục vụ các dạng tài liệu khác như tài liệu điện tử và đa phương tiện.
Sự thiếu thốn về trang thiết bị cũng là một trở ngại trong việc nâng cao trình độ phục vụ của cán bộ thư viện cũng như trình độ sử dụng thư viện của độc giả.
Thực tế chỉ đáp ứng được một phần các yêu cầu của độc giả là sinh viên. Số cán bộ giảng dạy, các nhà nghiên cứu và các học giả đến thư viện còn quá ít. Có rất nhiều sinh viên ở các trường đại học tìm đến Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM. Nhưng đến đấy họ cũng chưa hẳn đã thỏa mãn được nhu cầu. Bởi vì đối tượng độc giả và tiêu chuẩn phát triển kho tư liệu của loại hình thư viện công cộng khác với thư viện đại học.
Mặc dù các thư viện đã có nhiều cố gắng để phục vụ độc giả độc giả ngày càng tốt hơn, nhưng sự phát triển của thư viện còn chậm và chưa đúng với mong muốn của những người làm công tác thư viện.
Tuy nhiên, đã có những điểm đáng mừng là ở một số trường đại học lãnh đạo nhà trường đã bắt đầu quan tâm đầu tư nhiều cho thư viện. Như vậy thư viện có được điều kiện để phát triển tốt hơn. Mong rằng sự đầu tư đó
được duy trì đúng hướng và có hiệu quả lâu dài. Để có được sự quan tâm ủng hộ từ phía nhà trường, chính bản thân thư viện phải có những nỗ lực để tự cải thiện. Thư viện phải biết rõ mình cần gì, phải có được kế hoạch
phát triển ngắn hạn và dài hạn cho thư viện mình. Nếu thư viện có được những yêu cầu hợp lý và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của nhà trường thì sẽ dễ dàng có được sự ủng hộ.
Từ hiện trạng thư viện các trường đại học, để có thể đáp ứng được các nhu cầu thông tin trong thời đại hiện nay, những vấn đề cần quan tâm:
Xây dựng mối quan hệ liên thông giữa các thư viện:
Các thư viện cần liên thông trao đổi thông tin với nhau để có được nguồn lực thông tin phong phú phục vụ độc giả. Để có được sự liên thông hiệu quả, trước hết các thư viện cũng cần thống nhất với nhau một số tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn đó có thể là: khung phân loại, tiêu đề đề mục (subject headings), format nhập dữ liệu, v.v.
Trong một trường đại học, giữa thư viện trường và các thư viện khoa, trung tâm cần có mối liên hệ với nhau. Các thư viện khoa, trung tâm nên phối hợp với thư viện trường để cung cấp nguồn thông tin mình có phục vụ cho giảng dạy dưới hình thức mục lục liên hợp. Thư viện trường cần xây dựng mục lục lien hợp. Điều này sẽ thực hiện một cách dễ dàng với hệ thống mục lục trực tuyến. Phần lớn những người quản lý các Thư viện khoa là các cán bộ kiêm nhiệm. Vì vậy, cán bộ thư viện trường cũng cần hỗ trợ về chuyên môn và chủ động lấy thông tin (ít nhất là thông tin thư mục) phục vụ độc giả chung của thư viện.
1.
Đào tạo cán bộ:
Đội ngũ cán bộ thư viện cần được đào tạo thêm về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và các kỹ năng khác thông qua các chương trình đào tạo và huấn luyện do ĐHQG-HCM hoặc các đơn vị tự tổ chức.
Tự bản thân mỗi cán bộ thư viện cần phải học hỏi không ngừng: học hỏi từ các đồng nghiệp, học qua kinh nghiệm thực tế làm việc, học hỏi ngay cả các độc giả của mình qua các nhu cầu thông tin của họ.
Trong điều kiện kinh phí đào tạo còn eo hẹp thì sự nỗ lực của bản thân mỗi người cán bộ thư viện là rất cần thiết để tự nâng cao trình độ của mình.
Xây dựng và tổ chức kho tư liệu thư viện một cách hiệu quả:
Nếu có được sự liên thông thống nhất giữa các thư viện và giữa thư viện trường với các thư viện khoa, trung tâm thì việc quy hoạch các lĩnh vực bổ sung sẽ phục vụ độc giả thiết thực hơn đồng thời tránh được lãng phí kinh phí bổ sung tài liệu cho thư vện.
Ngoài việc bổ sung nguồn tài liệu dạng truyền thống, các thư viện nên quan tâm đến việc xây dựng kho tư liệu điện tử và đa phương tiện. Có như vậy kho tư liệu thư viện mới phong phú và có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin trong thời đại công nghệ thông tin điện tử.
Sự có mặt của các nhà xuất bản và cung cấp sản phẩm thư viện. Thực ra hình thức các nhà kinh doanh cung cấp sản phẩm sử dụng cho thư viện (Library vendor) rất quen thuộc với các thư viện trên thế giới.
Nhưng ở nước ta họ chỉ mới giới thiệu gần đây. Các thư viện có thể tìm thấy các lợi ích khi tiếp cận với các sản phẩm mới.
Tổ chức và sắp xếp kho tư liệu một cách khoa học hơn theo xu hướng chung hiện nay.
3.
Trang thiết bị:
Thư viện nên có kế hoạch từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại cho thư viện. Tích cực chuyển dần các hoạt động của thư viện từ phương thức thủ công truyền thống sang tự động hóa và xây dựng thư viện điện tử như là một bộ phận quan trọng trong thư viện.
4.
Một số thuận lợi mà các thư viện trường thuộc ĐHQG-HCM đang có:
Hệ thống mạng Internet/Intranet của ĐHQG-HCM đã được xây dựng và nâng cấp. Nhận thấy tầm quan trọng của một "xa lộ thông tin" để ở đó mọi người có điều kiện tốt hơn cho việc trao đổi và cập nhật thông tin, lãnh đạo ĐHQG-HCM đã cho xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống mạng
Internet/Intranet ĐHQG-HCM. Trong một Hội thảo của Câu lạc bộ Thư viện, Giám đốc ĐHQG-HCM đã nhắc nhở rằng xa lộ đã có, vấn đề là sử dụng cho có hiệu quả.
Có lẽ chúng ta đều nghĩ rằng thư viện là người sử dụng thường xuyên xa lộ đó. Thực vậy, hệ thống mạng Intranet/Internet là một trong những tiền đề của thư viện tự động hóa và thư viện điện tử.
Thẻ sinh viên (dạng thẻ từ) cũng được sử dụng như thẻ thư viện dùng chung cho sinh viên thuộc các trường trong ĐHQG-HCM: là một nhân tố thúc đẩy nhanh hơn việc tự động hóa các dịch vụ thư viện cũng như khẳng định sự cần thiết của việc liên thông sử dụng thư viện.
Sự quan tâm và hỗ trợ từ ĐHQG-HCM: tài trợ cho các hoạt động thư viện và tổ chức các chương trình huấn luyện dành cho các cán bộ thư viện.
Có thể nói rằng mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thư viện đại học chúng ta đang và sẽ có những cơ hội để phát triển tốt hơn.